Phần khó nhất về nói trước công chúng là những lo lắng.
Lo lắng về việc bạn có thể quên các ý cần phải nói.
Lo lắng về việc thông điệp bạn gửi tới người nghe có rõ ràng.
Lo lắng về những gì mọi người sẽ nghĩ về bạn.
Nỗi lo về bản thân khi lúng túng.
Lo lắng khi phải đối mặt với một khán giả khó khăn hoặc với câu hỏi khó.
Lần tới bạn có một bài phát biểu, với 9 lời khuyên tuyệt vời này sẽ biến bạn thành một diễn giả tự tin khi thuyết trình.

1. Quá kỳ vọng sự hoàn hảo (điều không thể)
Tìm kiếm sự hoàn hảo trong công việc là điều không thể. Điều đó càng đúng khi bạn trình bày chủ đề trước ai đó.
Hãy để rõ ràng với nhau: không có gì là hoàn hảo. Đặc biệt nhất là ngày nay, con người càng ngày càng có ít thời gian ở trường học hay chỗ làm.
Vấn đề là khi cố hướng tới sự hoàn hảo thì những sai lầm chắc chắn xảy ra, rồi điều này khiến bạn căng thẳng quá mức. Sự căng thẳng quá mức này lại là nguyên nhân khiến bạn nhiều khả năng sẽ phạm nhiều sai lầm hơn. Và vòng tròn tiếp tục.
Thay vì cố gắng trở nên hoàn hảo, hãy tự trấn an những sai lầm sẽ xảy ra. Khi những sai lầm đó xảy ra, bạn sẽ đối phó với chúng. Thái độ này chắc chắn sẽ khiến bạn bớt lo lắng và khiến bạn trông tự tin khi thuyết trình.

2. Thuyết trình không chỉ là những slide.
Nếu cách bạn truyền tải tệ trong khi những slides trông thật tuyệt vời. Tôi có tin này cho bạn:
Bạn sẽ trông thực sự tệ.
Lý do tệ vì bạn đã dành toàn bộ thời gian để hoàn thiện tài liệu cho sự kiện trên sân khấu. Và khi đứng trên bục sân khấu rồi, bạn đưa hai tay ra sau lưng. Mắt bạn rời khỏi khán giả và bắt đầu đọc theo các đầu mục một cách đơn điệu. Hình ảnh này bạn có thấy quen?
Lần tới, khi có một bài thuyết trình, hãy suy nghĩ về điều này: Bạn có muốn nghe một bài trình bày đơn điệu nhàm chán khi người trình bày đọc các gạch đầu dòng từ các slide được thiết kế độc đáo không?
Chắc chắn là không! Sau đó suy nghĩ hai lần trước khi tập trung năng lượng chuẩn bị của bạn vào các slide nhé.

3. Bài thuyết trình không phải nói về BẠN!
Mà hướng về khán giả.
Khán giả không ở đó vì họ quan tâm đến bạn. Họ ở đó vì họ muốn biết làm thế nào bạn có thể giúp họ.
Khi bạn bắt đầu chuẩn bị bài thuyết trình, hãy nghĩ về khán giả trước. Tập trung câu chuyện của bạn vào khán giả và làm thế nào để mang lại lợi ích cho họ. Nếu không có lợi ích rõ ràng cho bài thuyết trình của bạn, hãy đảm bảo sự đồng cảm của bạn đối với khán giả thể hiện trong thông điệp truyền tải cuối cùng.
Lợi ích phụ của việc tập trung vào khán giả là nó giúp bạn trở thành một diễn giả tự tin hơn. Vì khi đó, bạn dành ít thời gian để suy nghĩ về cảm giác của bạn! Thay vào đó bạn tập trung vào khán giả.
4. Hãy cứ tiếp tục..
Như tôi đã chia sẻ, mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi.
Khi những lỗi chắc chắn xảy ra, bạn rất cần giải quyết chúng nhanh chóng. Và quan trọng không kém là Tiếp Tục. Nó cũng quan trọng để tiếp tục di chuyển. Đừng chỉ vì 1 lỗi nhỏ làm hỏng toàn bộ phần trình bày của bạn!
Chỉ. Cần. Tiếp Tục.

5. Những câu hỏi thực sự tuyệt vời
Những câu hỏi có phải là điều tồi tệ nhất?!
Bạn vừa trải qua bài thuyết trình dài 15 phút. Một trong những trải nghiệm kinh hoàng nhất trong cuộc đời bạn. Và bây giờ bạn đã có 10 phút khi khán giả tách bạn ra bởi những câu hỏi khó.
Đừng sợ! Trong hầu hết các trường hợp câu hỏi là một điều tốt. Các câu hỏi chứng minh rằng khán giả quan tâm đến những gì bạn nói và muốn tìm hiểu thêm.
Bất cứ khi nào bạn nhận được câu hỏi, hãy giữ một tâm trí cởi mở và cố gắng trả lời ngắn gọn nhất có thể.
6. Khán giả cũng là con người.
Ngay cả những khán giả tồi tệ nhất cũng là con người.
Con người muốn được kết nối. Con người muốn được giao tiếp.
Con người không muốn được giảng dạy lại.
Tiếp cận bài thuyết trình tiếp theo của bạn giống như cách bạn tiếp cận một cuộc trò chuyện thông thường. Tập trung vào việc nói * với * khán giả, cho thấy bạn đang lắng nghe những gì họ nói, cho bạn thấy sự đồng cảm với cảm giác của họ.
Bạn sẽ xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khán giả. Vf họ sẽ có nhiều khả năng chú ý hơn bài trình bày của bạn!
7. Đừng xin lỗi..
Khi bạn nói “Tôi xin lỗi”, những gì bạn thực sự nói “Đừng quá khó với tôi”, “Đó không phải lỗi của tôi” hay “Hay cho tôi nghỉ chút”.
“Tôi rất tiếc, tôi đã không có nhiều thời gian để chuẩn bị”.
“Tôi rất tiếc, tôi không biết chủ đề này”
“Tôi rất tiếc, tôi không giỏi khi nói trước đông người”
Tất cả những điều này nói với khán giả, đồng nghĩa, bạn không thực sự quan tâm đến họ. Nhưng bạn muốn họ quan tâm đến bạn. Nó cũng nói với họ rằng đây sẽ là một bài thuyết trình nhàm chán.

8. Đừng chỉ đọc slide…
Dù là cố gắng, nhưng bạn đừng làm điều đó! Đừng đọc slide cho khán giả.
Đầu tiên, nếu bạn cần đọc các slide của mình, thì bạn đã chuẩn bị sai thứ tự cho bài thuyết trình. Bạn cần đọc bài viết về kỹ năng thuyết trình này.
Thứ hai, đọc cho khán giả chỉ được chấp nhận nếu bạn là giáo viên mẫu giáo và khán giả là học sinh của bạn. Nếu bạn không phải là giáo viên mẫu giáo, khán giả của bạn sẽ ghét bạn chỉ sau slide thứ 3.
9. Thực hành nên và không nên..
Thực hành bài phát biểu của bạn là một điều rất tốt.
Nhưng đừng thực hành cách di chuyển cơ thể của bạn. Đừng thực hành cử chỉ của bạn.
Cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể nên là kết quả tự nhiên của những gì bạn nói. Suy nghĩ, cảm xúc và lời nói thúc đẩy giao tiếp trực quan, không phải là gì khác. Sự tự tin khi thuyết trình cũng đến tự nhiên như vậy.
Việc tập trung quá vào cử chỉ & di chuyển, sẽ làm cho bạn trông giống như một diễn viên mới trong buổi thử giọng đầu tiên trước họ vậy.
Bạn nghĩ sao? Hãy chia sẻ cùng tôi trong các ý kiến dưới đây.
Theo PresentationBlog.